PDA

View Full Version : Năng lượng xanh cho phát triển kinh tế bền vững


moitvn
27-03-2018, 01:57 PM
Năng lượng xanh cho phát triển kinh tế bền vững


Sáng ngày 11/1/2018, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với tổ chức USAID, Konrad, các đại sứ quán Nhật Bản và Úc tại Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề "Năng lượng xanh cho phát triển kinh tế bền vững”. Đây là sự kiện quốc tế có quy mô lớn, nằm trong chuỗi sự kiện “Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 2”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương cho biết, hội thảo này là hoạt động thiết thực của các đơn vị tổ chức nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị về “định hướng phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050” và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc “phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, góp phần làm cơ sở tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc ban hành các chủ trương, chính sách lớn về phát triển năng lượng, nhất là năng lượng xanh trong thời gian tới.



https://lh5.googleusercontent.com/cXLVZF7khi4z2Twq 0X15OIjc9dCQK4r01i5qEBIMTwFYscQ39gSnHvjYmrW-JlbgoZl1KrtZhCoAbFeS1omI3PhSq0iuzZAM-1sRTwsiZPPI93g4eyQ-AZg9CLqBb3Zd7QGNGue1

Ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: năng lượng luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các nước trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng ta đã luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề phát triển năng lượng.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, hiện nay, các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt đã và đang đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng của đất nước. Tuy nhiên, nguồn năng lượng hóa thạch có hạn, việc sử dụng nhiều năng lượng hoá thạch có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tăng phát khí gây hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, việc nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng xanh thay thế, có khả năng tái tạo và khắc phục được các hạn chế nêu trên như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt hay năng lượng từ sinh khối, năng lượng sinh học là một nhu cầu tất yếu.



https://lh3.googleusercontent.com/ciZbIQsdz_5l1acZ 8HAkpNBZqVZosubdLO7CV7n9BCgwF88uomNIXRP2_aAM_dIMUf jGjHomAm33zi_ksLOg_lei1_Pk1QuZ4V1t3lXnIsquQ4QNHlh4 Mgzp_D0qIPN4JOZaC5ee

Phát triển năng lượng xanh ngày nay đang xu thế mới, làm thay đổi khá nhanh chóng cơ cấu ngành năng lượng. Nhiều quốc gia đã khẩn trương xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách phát triển năng lượng xanh với tầm nhìn dài hạn, tập trung nhiều các nguồn lực về con người, khoa học - công nghệ và tài chính - tín dụng… hướng tới việc phát triển nền kinh tế các-bon thấp, bền vững và thân thiện với môi trường.

Ông Nguyễn Văn Bình đề nghị các chuyên gia kinh tế, các đại biểu tập trung thảo luận về những giải pháp cụ thể làm sao để phát triển ngành năng lượng đúng với xu thế thời đại cũng như sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng phải gắn với phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam.

Cũng tại Hội thảo chuyên đề này, ông John Kerry, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie đã thẳng thắn khi đặt vấn đề: “Lựa chọn nào cho Việt Nam: Than đá - Năng lượng tái tạo?”.


https://lh3.googleusercontent.com/WkPBW_C8v4O5L4pb W2iyGCKXnirAGwxZTB8iH_KMcxvbejJBwH9YP9Ao7QyYaTN_WH mCrO490mkZT-zD2TboXq15z55ospR--aRLhNMmn1IyGUQrMGeq0gzvu3um_2UpoiS0TyPJ

Ông John Kerry cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới đang dịch chuyển ngành năng lượng của mình từ hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Cụ thể như Thụy Điển hiện nay sử dụng 100% là năng lượng tái tạo, Đức đang phấn đấu sử dụng 40% năng lượng tái tạo vào năm 2025, và đạt 80% vào năm 2057. Năm 2017, ngành năng lượng của Mỹ đã có khoảng 75% năng lượng tái tạo bổ sung vào tổng nguồn cung năng lượng, than đá chỉ chiếm 0,2%.

Việt Nam hiện được thiên nhiên ưu đãi về bức xạ mặt trời, gió và sinh khối. Tuy nhiên, hiện 45% tổng năng lượng của Việt Nam là nhiệt điện than, khí... Theo ông John Kerry, Việt Nam đã có chính sách phát triển năng lượng tái tạo, dựa trên các điều kiện tự nhiên sẵn có, Việt Nam cần trở thành mô hình của các quốc gia khác về năng lượng tái tạo.



https://lh5.googleusercontent.com/8QV3_ZV2fLxvtUyT Cd7fw93dnx8K6w2sBlJZDItTulKoRMoiPd3YlAZiDMGiHEQiiI 9Rvhu_POi6jLpXvhIjpwgbbylMBGiCRgia8DpqkW1Tt34KAa-IaQFwVIsjFXYfBghdYavS
Nhận diện về những thách thức chủ yếu mà ngành năng lượng Việt Nam đã, đang và sẽ đối mặt, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, việc hạn chế về nguồn cung năng lượng sơ cấp trong nước dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu, đặc biệt nhiên liệu cho phát điện. Khi Việt Nam trở thành quốc gia nhập khẩu tịnh năng lượng và tỷ trọng của năng lượng nhập khẩu trên tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp tăng lên sẽ tác động lớn đến vấn đề an ninh năng lượng.

Bên cạnh đó là tốc độ tăng cao nhu cầu năng lượng gây sức ép lên hạ tầng cơ sở ngành năng lượng, đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong bối cảnh nợ công tăng cao và quá trình cổ phần hóa chưa thuận lợi. Đồng thời, thách thức về các tác động môi trường của các hoạt động cung cấp năng lượng sẽ ngày càng gia tăng do nhu cầu năng lượng trong nước tăng nhanh, đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng về tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than trong cơ cấu nguồn cung năng lượng…



https://lh3.googleusercontent.com/FEPc01vVFOB1MNka kEwzf7jPdgNNmcDuKUlk8Sp5Q6noe_6Z3-f6vd-XnXsLKxYxiKqSTnLzsIRIbNE4f_Wd5iIX9fVfEKMhinq529DSI mLfk6kllihprTpObuXV7HiHz8tRB2bM

Để góp phần đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường, theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, cần tăng tỷ lệ nguồn điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo bằng các giải pháp như, xây dựng các chương trình, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật với các cơ chế khuyến khích phù hợp để đẩy nhanh phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó tập trung vào cơ chế giá hỗ trợ cho các dự án sử dụng năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt…

Bên cạnh đó, thực hiện chính sách ưu đãi về tài chính và mở rộng hợp tác quốc tế để tăng cường công tác tìm kiếm thăm dò, nâng cao trữ lượng và khả năng khai thác than, dầu thô, khí đốt và năng lượng tái tạo, bảo đảm an ninh cung cấp nhiên liệu, năng lượng cho sản xuất điện, nhu cầu các ngành công nghiệp và dân dụng.



https://lh3.googleusercontent.com/Le1nHLPyeBBm9Blh GVrTBcwPy6KwdRpzcRBtXVew72z3bvcBeZPHk_dnyJI_H5Rq94 XVgYRd-Px-DfL-7VDdeV5wJGyph5spvbBglewhuVLQQL5ygCuTkxT240PuGJgLxq BYoHlG
Đồng thời triển khai chương trình trao đổi điện từ các nước láng giềng Lào, Campuchia và Trung Quốc. Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhập khẩu từ các nhà máy điện hoặc qua lưới điện; nghiên cứu liên kết lưới điện với các nước tiểu vùng sông Mê Kông GMS để tăng cường đa dạng hóa nguồn năng lượng.

Đặc biệt là sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cùng với các giải pháp chuyển đổi thay thế nhiên liệu để đem lại lợi ích kinh tế, giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện môi trường an ninh năng lượng quốc gia, v.v…

MAI THẮNG


Tập đoàn quốc tế INGETEAM
Thiết bị năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới
www.ingeteam.com (http://www.ingeteam.com)

Văn phòng đại diện Ingeteam Việt Nam
Địa chỉ: 671 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
Số điện thoại: 024 6658 8500
Ingeteam fanpage: https://www.facebook.com/ingeteamvietnam/

Ingeteam Việt Nam là chi nhánh của tập đoàn điện lực quốc tế Ingeteam chuyên về công nghệ liên quan đến điện.
Lĩnh vực của tập đoàn Ingeteam: tàu thủy, tàu điện, nhà máy công nghiệp, đặc biệt là năng lượng tái tạo như thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối.
Ingeteam là một công ty công nghệ tiên tiến, chuyên thiết kế các thiết bị điện tử điều khiển, điện, động cơ điện, máy phát, kỹ thuật điện và điện nhà máy.
Ingeteam luôn luôn tìm cách tối ưu hóa vấn sự tiêu thụ và tối đa hoá sự sản xuất năng lượng.