PDA

View Full Version : Đột phá nào cho ngành du lịch Việt Nam?


yolotravel01
16-06-2015, 02:58 PM
Du lịch hè 2015 (http://yolotravel.vn/du-lich-he-b2011929.html) - Theo khảo sát về mức độ hài lòng của khách quốc tế đến Việt Nam do Tổng cục Du lịch tiến hành cuối năm 2014, với gần 14 nghìn du khách tại bảy cửa khẩu, có 94 nhận xét tốt và rất tốt. Tuy nhiên, con số này vẫn không mang lại tín hiệu lạc quan cho ngành du lịch, khi lượng khách quốc tế đến nước ta thời gian qua liên tục giảm.




Lượng khách quốc tế giảm

Xu hướng sụt giảm lượng khách quốc tế kéo dài suốt 12 tháng qua so với cùng kỳ (từ 6-2014 đến 5-2015) và chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến nước ta trong năm tháng đầu năm ước đạt 3,2 triệu lượt, giảm 12,6 so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không giảm 9,8, đường bộ giảm 23,1 và đường biển giảm 34,4. Hiệp hội Du lịch cũng đưa ra con số cho thấy tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến nước ta giảm trầm trọng trong những năm qua (từ 34,8 năm 2010 xuống còn 4 năm 2014 và hiện ở mức âm 12,8). Nguyên nhân chính do căng thẳng về chính trị và kinh tế giữa Nga với các nước phương Tây, sự bất ổn ở khu vực Biển Đông sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, khiến lượng khách đến từ những thị trường trọng điểm (Nga, Trung Quốc...) giảm mạnh. Bốn tháng đầu năm, khách Nga giảm gần 30, khách Trung Quốc giảm 40. Trong khi đó, cùng chịu sự tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ngành du lịch ở các nước trong khu vực, như Thái-lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Lào, Cam-pu-chia vẫn đạt mức tăng mạnh. Năm 2010, Lào chỉ đón 737 nghìn lượt khách quốc tế, Cam-pu-chia chỉ đón 466 nghìn lượt khách, thì đến năm 2014, đã tăng 4,1 triệu lượt khách (Lào) và 4,5 triệu lượt khách (Cam-pu-chia).

Đáng suy ngẫm hơn, ở một số thị trường thuộc khối ASEAN, du lịch nước ta đang lâm vào thế mà ngành kinh tế gọi là xuất siêu, tỷ lệ khách Việt Nam đi du lịch các nước này nhiều hơn so với tỷ lệ khách nước ngoài đến Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch, năm 2014, số khách Lào đến Việt Nam đạt gần 137 nghìn lượt, nhưng khách Việt sang Lào đạt hơn 910 nghìn lượt (gấp 6,7 lần); số khách Cam-pu-chia sang Việt Nam đạt 404 nghìn lượt, khách Việt Nam sang Cam-pu-chia đạt 906 nghìn lượt (gấp 2,24 lần); khách Thái-lan sang Việt Nam đạt 247 nghìn lượt, khách Việt Nam sang Thái-lan đạt 557 nghìn lượt (gấp 2,26 lần)...

Những số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng ngành du lịch nước ta phụ thuộc vào nguồn khách Nga, Trung Quốc; và đang thua ngay trên sân nhà.

Thừa tiềm năng, thiếu thực lực

Chúng ta luôn tự hào có rừng vàng, biển bạc, song Việt Nam vẫn chưa thể trở thành điểm đến thật sự hấp dẫn với du khách, bởi việc khai thác và sử dụng tiềm năng còn thiếu định hướng. Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê về cơ cấu chi tiêu của một lượt khách quốc tế có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú, mức chi thuê phòng chiếm 33,14, mức chi ăn uống chiếm 23,74, song mức chi để mua hàng hóa, đồ lưu niệm chỉ chiếm 18,34, mức chi tham quan 4,08. Tức ngoài những chi phí phục vụ nhu cầu tối thiểu, du khách không chi nhiều cho việc thưởng thức, trải nghiệm những sản phẩm du lịch tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ, dù nước ta có hàng nghìn di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhưng sản phẩm du lịch vẫn còn quá nghèo nàn, thiếu sức hút. Theo Tổng Giám đốc Vietrantour Đinh Nguyệt Ánh, nguyên nhân do giá dịch vụ du lịch nước ta cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực: giá khách sạn cao hơn 20-25, giá ăn uống cao hơn 30-35, giá vận chuyển cao hơn 12-20. Chưa kể, vào mùa du lịch, những mức phí này có thể tăng gấp đôi, gấp ba lần.
Du lịch nha trang (http://yolotravel.vn/du-lich-nha-trang-b1045130.html)
Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn thừa nhận, môi trường du lịch của Việt Nam còn thiếu lành mạnh, chưa an toàn. Vào đợt cao điểm, những ứng xử kém lịch sự, thiếu chuyên nghiệp, kiểu làm ăn chộp giật lại xảy ra tràn lan, bất chấp những đợt thanh tra, án phạt. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn yếu kém, chưa được chú trọng. Trong khi, kinh phí xúc tiến trung bình của Thái-lan hay Ma-lai-xi-a lên tới trăm triệu USD, thì kinh phí của Việt Nam chỉ 30 - 40 tỷ đồng. Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng: Muốn xúc tiến du lịch phải có trình độ chuyên môn cao, nhưng ở nước ta, hiện quá nhiều cơ quan cùng tham gia vào công tác này, khiến vai trò của người nhạc trưởng bị suy giảm. Nguồn lực thiếu lại phân tán, nên không thể tổ chức các chiến dịch lớn làm thay đổi thị trường, thu hút khách du lịch.
Du lịch đà nẵng (http://yolotravel.vn/du-lich-da-nang-b1045118.html)
Theo giới chuyên gia, tình trạng sụt giảm khách quốc tế còn do chế độ thị thực của nước ta chưa thông thoáng so với các nước trong khu vực. Hiện nay, Thái-lan miễn thị thực cho công dân từ 61 quốc gia (miễn đơn phương 49 quốc gia), Ma-lai-xi-a miễn 155 quốc gia (miễn đơn phương 85 quốc gia), Xin-ga-po miễn 150 quốc gia (miễn đơn phương 82 quốc gia). Trong khi đó, Việt Nam chỉ miễn thị thực đơn phương cho công dân bảy nước và miễn trên cơ sở có đi có lại cho chín nước trong khối ASEAN. Hơn thế, thủ tục làm thị thực ở nước ta còn phức tạp và mất thời gian. Tổng Giám đốc Công ty Hanoi Redtours Nguyễn Vân Anh cho biết: Ngoài mức phí cao, làm thị thực cho khách du lịch vào nước ta, công ty lữ hành phải nộp hộ chiếu, vé máy bay, giấy tờ tùy thân, thư chứng nhận, thẻ hướng dẫn viên... Thời gian xét duyệt để cấp cũng kéo dài. Trường hợp khách du lịch tự xin thị thực ở đại sứ quán các nước sở tại, ngoài lệ phí cố định, khách phải mất thêm các loại phí khác để hồ sơ được giải quyết nhanh.

Những giải pháp kích cầu và tăng sức cạnh tranh

Những tháng tới là mùa du lịch trọng điểm, muốn tỷ lệ khách quốc tế đến nước ta đạt mức tăng trưởng dương trở lại, ngay từ lúc này, ngành du lịch cần có những giải pháp cấp bách. Giới chuyên gia cho rằng, để đem lại lợi thế cạnh tranh tức thì cho du lịch, cần ban hành chính sách thông thoáng về thị thực. Số liệu từ Tổng cục Du lịch cho thấy, sau khi miễn thị thực cho Nhật Bản và Hàn Quốc từ năm 2004, khách Nhật Bản đến Việt Nam tăng 2,43 lần, khách Hàn Quốc tăng 3,6 lần. Tương tự, khách Nga (miễn thị thực từ năm 2009) tăng 7,45 lần, khách từ bốn nước Bắc Âu (miễn từ năm 2005) tăng 2,21 lần. Đây là mức tăng trưởng lớn hơn bình quân tăng trưởng lượng khách quốc tế đến hằng năm. Do đó, việc xem xét miễn thị thực cho du khách đến từ các thị trường du lịch trọng điểm là biện pháp tối ưu. Nhận diện được tầm quan trọng này, mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung triển khai thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP. Theo đó, đề xuất chính sách thị thực mới, ưu tiên mở rộng diện miễn thị thực đơn phương cho các quốc gia là thị trường có nguồn khách lớn, xu hướng lưu trú lâu và mức độ chi tiêu nhiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn để khách quốc tế đến Việt Nam.

Tổng giám đốc Công ty lữ hành EXO Travel Trần Khang Thụy cho hay: Khách châu Âu, châu Mỹ hiện nay có xu hướng đi du lịch xuyên vùng theo nhóm hoặc gia đình. Ban đầu, họ có thể đi Thái-lan, Ma-lai-xi-a, song không phải lúc nào cũng có cơ hội đến châu Á, nên nảy sinh ý muốn đến các nước lân cận, như Việt Nam. Song, do thủ tục làm thị thực vào nước ta phức tạp nên họ lại bỏ qua, ưu tiên lựa chọn những quốc gia có chế độ làm thị thực thông thoáng hơn. Do đó, để đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực và tiết kiệm thời gian cho du khách, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất từng bước áp dụng cấp thị thực điện tử (E-visa). Đây là giải pháp được các nước láng giềng có xuất phát điểm về du lịch thấp hơn Việt Nam thực hiện đã lâu: Lào áp dụng E-visa và thị thực tại cửa khẩu cho 150 quốc gia, Cam-pu-chia áp dụng E-visa và thị thực tại cửa khẩu cho hầu hết các nước, Mi-an-ma áp dụng E-visa cho gần 100 quốc gia. Vì thế, không có lý do gì Việt Nam không học tập và ứng dụng, để kích cầu và tăng sức cạnh tranh cho ngành du lịch. Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Vũ Thế Bình, để hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch khôi phục và tăng trưởng, góp phần làm giảm chi phí dịch vụ mặt đất của du lịch nước ta, Chính phủ cần ban hành chính sách ưu đãi về thuế cho các đơn vị làm du lịch, giảm thuế đất cho các khách sạn, khu vui chơi...; tính tiền điện, nước cho các khách sạn như với doanh nghiệp công nghiệp...

Nhằm tạo nguồn lực cho sự phát triển du lịch, nhất là chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến quảng bá, phát triển kỹ năng làm du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng trình Chính phủ phương án thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch theo quy định trong Luật Du lịch. Theo đó, Quỹ được sử dụng cho các hoạt động quảng bá, mở rộng thị trường; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; hoạt động bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách... Tổng Cục trưởng Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh: Công tác xúc tiến, quảng bá phải đi liền việc phát triển cơ sở hạ tầng tương ứng, nếu không sẽ làm mất niềm tin của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tranh thủ những giá trị độc đáo, như Hang én, Sơn Đoòng để tạo những cú huých trong việc khẳng định thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam.