PDA

View Full Version : Đằng sau chỉ số hệ số lợi nhuận trên mỗi cp ESP


quang.tt
28-06-2012, 09:01 AM
Để ra quyết định đầu tư, tiếp tục nắm giữ hay không nắm giữ CP... ngoài việc phụ thuộc vào xu hướng chung của thị trường thì nghiên cứu tiềm năng của DN là nhiệm vụ không thể thiếu. Một trong những chỉ báo quan trọng là hệ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS). Tuy nhiên, đằng sau chỉ số này có nhiều vấn đề mang tính đặc thù của DN cũng như của văn hoá kinh doanh.

EPS: Hiện tại là quá khứ?

Với đa số NĐT cá nhân hiện nay, chỉ số EPS được coi là một chỉ tiêu tài chính quan trọng để xem xét mức độ hiệu quả của DN. Đi kèm với chỉ số này là chỉ số P/E (thị giá/EPS) với mức khuyến nghị bình quân là 20 lần, và có thể lên 25, thậm chí 28 lần với các DN có tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên hiện tại, cả hai con số tính toán trên đều có những "khập khiễng".

Thứ nhất, chỉ số EPS theo cách tính hiện tại của Sở GDCK TPHCM (HoSE) được tính trên cơ sở lợi nhuận 4 quý liên tiếp. Điều này không thể hiện được mức thu nhập tại thời điểm cụ thể của cổ phần trong trường hợp DN có sự thay đổi về số lượng cổ phần. Thứ hai, khi đầu tư vào một mã CP, NĐT không phải nhắm đến lợi nhuận mà DN đã đạt được trong quá khứ mà chính là đầu tư cho sự kỳ vọng trong tương lai. Nếu chỉ nhìn vào các con số đơn thuần, điều gì có thể đảm bảo cho việc DN duy trì và phát triển chỉ số này?

Thứ ba, về hệ số EPS có tính đến tốc độ tăng trưởng. Nhìn chung, đây là một chỉ số giúp NĐT dự đoán tương lai gần của DN. Tuy nhiên, nếu lấy tốc độ tăng trưởng trên cơ sở bình quân tốc độ tăng trưởng các năm liền trước thì đương nhiên chúng ta đã mặc định các điều kiện môi trường kinh doanh không thay đổi, trong khi hàng ngày, DN phải tương tác với rất nhiều yếu tố động cả từ bên trong và bên ngoài DN.

Để khắc phục nhược điểm của cách tính toán mang tính kỹ thuật đơn thuần, các nhà phân tích thường sử dụng các yếu tố mang tính định tính để bổ sung. Điều này có thể tính toán trên cơ sở cân nhắc các ảnh hưởng có thể có từ nguồn nhân lực, kế hoạch kinh doanh, vòng đời của DN và sản phẩm. Với DN và sản phẩm kinh doanh của DN, vòng đời sẽ bao gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn xây dựng - nghiên cứu, giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành và cuối cùng là giai đoạn suy thoái.

Ở giai đoạn 1 - 2 và 3 - 4, tốc độ tăng trưởng của DN là trái chiều nhau.Với giai đoạn 1 và 2, tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng. Nếu chỉ nhìn vào tốc độ tăng trưởng trong quá khứ, rất có thể NĐT sẽ bị mất đi cơ hội kinh doanh của mình vì không đón đầu giai đoạn bùng phát. Tuy nhiên, khi DN bắt đầu giai đoạn suy thoái mà không tìm được hướng đi mới, nếu NĐT quá say sưa với những thành tựu mà DN đã đạt được trong quá khứ thì thất bại là điều khó tránh khỏi.

Mù mờ như... EPS tương lai

Để ước đoán hệ số EPS tương lai, thông thường NĐT căn cứ vào các kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận dự kiến mà DN công bố. Tuy nhiên, mức độ tin cậy của các bản công bố thông tin này chưa cao. Các bản công bố kế hoạch doanh thu, lợi nhuận thường thấp hơn so với thực tế mà lãnh đạo DN kỳ vọng. DN thường đưa kế hoạch thấp hơn thực tế một phần vì ngại sức ép, một phần vì kế hoạch thấp nhưng vượt mục tiêu thì vẫn được "ca ngợi" hơn là lúc nào cũng chỉ đạt kết hoạch.

Việc đưa ra các con số kế hoạch "vô hồn" chẳng khác gì thách đố NĐT khi không phải ai cũng thẩm định được mức độ khả thi. Chính vì vậy, giới phân tích gọi các bản công bố thông tin hoặc bản cáo bạch hiện nay là những bản công bố "3 không": Không chân thực - minh bạch, không đầy đủ và không hiệu quả.

Một điểm đáng lưu ý là thông lệ "định giá" ban lãnh đạo DN chưa được áp dụng. Với mỗi DN, tố chất, định hướng của người đứng đầu sẽ ảnh hưởng đến từng bước ngoặt của DN và góp phần vào sự phát triển của DN. Chính với quan điểm trên, hầu hết các quỹ đầu tư đều lựa chọn đầu tư vào DN trên cơ sở tiếp cận trực tiếp, phỏng vấn ban lãnh đạo và tìm hiểu thực trạng DN.

Phó GĐ phụ trách phân tích của một quỹ đầu tư nước ngoài tại VN chia sẻ: "Chúng tôi hầu như không sử dụng các bản cáo bạch hay công bố thông tin thông thường của DN chào sàn hay đấu giá. Cơ sở phân tích và đưa ra quyết định đầu tư chủ yếu là những gì chúng tôi nhìn thấy và dự đoán về DN".

:khi8h: