PDA

View Full Version : giá vàng có dấu hiệu bị "kìm hãm"


namphuongxanh
29-06-2012, 09:24 AM
Thông tin các ngân hàng và doanh nghiệp được cấp quota xuất khẩu loang đi khiến không ít người thắc mắc tại sao giá trong nước bị niêm yết ở mức thấp hơn thế giới cả 1 triệu đồng mỗi lượng.

Vào lúc 16h47 (theo giờ Hà Nội), giá vàng giao ngay trên thế giới chốt 979,40 USD mỗi ounce. Nếu quy đổi với tỷ giá đôla 17.600 đồng, mỗi lượng vàng phải có giá 20,7 triệu đồng (chưa bao gồm thuế nhập khẩu 1% và các chi phí vận chuyển, gia công, đại lý).

Cùng thời điểm này, vàng SJC tại Hà Nội vẫn giao dịch cầm chừng ở mức 19,60 - 19,69 triệu đồng mỗi lượng (mua vào - bán ra) và tại TP HCM là 19,60 - 19,67 triệu đồng. Công ty Phú Quý (PQJ) còn để giá thấp hơn, 19,57 - 19,63 triệu đồng.

Hiện tại, vàng miếng vẫn bị hạn chế xuất khẩu và hầu như không nhập khẩu qua đường chính ngạch. Thị trường gần như mất cân đối cung cầu khi khách đến bán thì nhiều mà không mua. Tất cả các doanh nghiệp khi được hỏi đều đưa lý do "đầu vào nhiều mà không có đầu ra" để giải thích tại sao giá trong nước không thể lên cao ngang thế giới.

Tuy nhiên, điều lạ là trong khi đông người đến bán và hầu như không có khách mua, các cửa hàng lại rút ngắn khoảng cách giá mua vào và bán ra, một chiêu thức chỉ áp dụng khi các cửa hàng có nhu cầu gom vàng. Công ty vàng bạc Bảo Tín Minh Châu lúc 16h30 chiều nay rao bán vàng miếng Thăng Long với giá 19,54 triệu và bán ra 19,60 triệu đồng, vênh nhau vỏn vẹn 60.000 đồng mỗi lượng.

"Mức chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới lên đến trên 1 triệu đồng mỗi lượng, trong khi xuất khẩu vẫn bị hạn chế, có thể dẫn tới nguy cơ xuất lậu nếu không kiểm soát tốt", ông Trần Xuân Dũng, Trưởng phòng Kinh doanh PQJ, lo ngại.

Chia sẻ quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty vàng Agribank cho rằng nếu doanh nghiệp được xuất nhập khẩu theo nhu cầu thị trường, giá trong nước sẽ sớm cân bằng với thế giới. Ông Trúc cho biết thêm, từ hơn một tuần nay doanh nghiệp của ông và một số đầu mối đã được cấp phép xuất khẩu vàng miếng. Sau hai đợt cấp phép, với tổng hạn ngạch mà doanh nghiệp được giao vào khoảng dưới 10 tấn, và phần lớn đã sử dụng hết quota. Tổng công ty vàng Agribank cũng đã xuất được hơn 1 tấn, bao gồm cả vàng miếng và trang sức.

Các doanh nghiệp được phép xuất khẩu vàng miếng lúc này là một tín hiệu tích cực với cả doanh nghiệp cũng như quản lý vĩ mô. Nó sẽ giúp bình ổn thị trường và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước. "Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp được xuất khẩu nhiều hơn, sẽ giúp cân đối giá cả và điều tiết thị trường một cách hợp lý", ông Trúc nói.

Theo vị lãnh đạo Agribank, nhiều khả năng hoạt động nhập khẩu vàng miếng sẽ được mở trở lại sau nhiều tháng tạm ngưng. Tuy nhiên, quota nhập khẩu nếu có cũng chỉ giao cho những doanh nghiệp đã xuất khẩu vàng miếng và hạn mức nhập sẽ không quá giá trị đã xuất.

Hoạt động xuất khẩu được khai thông vào thời điểm này, cho dù là số lượng hạn chế, khiến không ít nhà đầu tư nghi ngại mặt bằng giá trong nước đang diễn biến theo hướng có lợi cho các đầu mối xuất vàng. Thậm chí có ý kiến cho rằng giá trong nước đang thấp một cách phi lý so với thế giới.

Tuy nhiên, Trưởng đại diện hãng tài chính MKS tại Việt Nam, ông Nguyễn Thế Hùng, cho rằng giá vàng là do thị trường tự điều tiết. Những ngày qua, khách hàng đổ xô đi bán, trong khi nhu cầu của các cửa hàng không cao. Lượng vàng cho phép xuất khẩu cũng ở mức khiêm tốn và không phải đầu mối nào cũng được xuất, không giúp nhiều để giải tỏa đầu ra. Vì vậy giá không thể lên cao được.

Hãng MKS là đơn vị chuyên tư vấn và kinh doanh vàng của Thụy Sĩ, hiện cũng mua vàng của các đơn vị có quota và xuất ra nước ngoài. Theo tính toán của ông Hùng, nếu xuất vào lúc này, các đầu mối có thể lãi 500.000 đồng mỗi lượng sau khi trừ tất cả các chi phí phát sinh.
:khi4d::khi4d::khi4d::khi4d::khi4d: