PDA

View Full Version : Thắt chặt tiền tệ: Bánh xe bắt đầu quay ngược


tirtahcm
29-06-2012, 09:36 AM
Thứ năm, 23/10/2008


http://images.timnhanh.com/tintuc/20081023/big/unt itled_1224747453.jpg

Quyết định mới về lãi suất của NHNN sẽ không "hồi tố" đối với những hợp đồng tín dụng ký trước ngày 21/10.

Đã khá lâu, các cán bộ Vụ Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới lại được đi làm vào thứ Bảy và Chủ Nhật. Hai ngày làm việc vất vả hơn bình thường, và kết quả là trong ngày 20/10 (thứ Hai) một loạt quyết định quan trọng điều hành thị trường tiền tệ đã được ban hành. Các quyết định này được đón nhận như là một bước nới lỏng thận trọng đối với thị trường tiền tệ và gần như không có nhiều ý kiến ngược chiều về bước đi này của NHNN.

Động thái đã được dự báo

Như ĐTCK đã phản ánh trong số báo trước, việc hạ lãi suất cơ bản, tăng lãi suất dự trữ bắt buộc hay giải phóng hơn 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc… đã được các chuyên gia ngân hàng dự báo từ trước, chỉ có một bất ngờ nhỏ đó là việc điều chỉnh lãi suất cơ bản thường vào cuối tháng, nhưng lần này có sớm hơn.

Theo một chuyên gia kinh tế của một ngân hàng nước ngoài, việc giảm mức độ "thắt" của thị trường tiền tệ tại Việt Nam khá giống với hành động của một loạt nước châu Á vừa qua như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ…

Cũng theo vị chuyên gia này, đối với các nước châu Á, việc nới lỏng chính sách tiền tệ mang ý nghĩa hỗ trợ tăng trưởng nhiều hơn là hỗ trợ thị trường tài chính gặp khủng hoảng giống như tại châu Âu và Mỹ. Và tại Việt Nam cũng là nhằm mục tiêu này khi xuất hiện một số cảnh báo về khả năng giảm phát.

Đối với các ngân hàng thương mại, ý nghĩa đối với hoạt động của họ chính là việc các ngân hàng sẽ nhận thêm một khoản lãi suất (5%/năm) cho dự trữ bắt buộc và số tiền trước đây các ngân hàng đã bỏ ra để mua tín phiếu bắt buộc sẽ được nhận về để phục vụ kinh doanh. Riêng đối với lãi suất cơ bản thì mức giảm chỉ 1% (từ 14% xuống 13%) không có ý nghĩa nhiều vào thời điểm hiện nay.

Theo lãnh đạo một ngân hàng thương mại nhà nước, lãi suất cơ bản mà NHNN áp dụng từ trước tới nay giống với hình ảnh một "con đê chắn sóng". Trong suốt gần chục năm kể từ khi ra đời tới giữa năm nay, hầu như tác dụng của lãi suất cơ bản là không rõ rệt, đặc biệt từ năm 2001 và 2002, khi mà NHNN điều hành lãi suất theo hướng tự do hoá. Chính vì vậy, ngay cả trong Luật Dân sự quy định, lãi suất cho vay - huy động không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản cũng đã "suýt bị quên lãng".

Chỉ đến đầu năm nay, khi việc thắt chặt tiền tệ được áp dụng một cách rốt ráo để chống lạm phát, thì "con đê" mới được nhớ tới để chặn "sóng lãi suất" của các ngân hàng liên tục được đẩy lên. Và "con đê" bắt đầu được bồi đắp, lãi suất cơ bản bắt đầu được tăng từ mức 8,5% dần lên 12% và rồi 14%, đẩy trần lãi suất huy động và cho vay tối đa là 21%/năm.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 7/2008 trở lại đây, "vốn liếng" của các ngân hàng trở lại ổn định hơn, lãi suất bắt đầu thoát ly khỏi trần 21%/năm. Đặc biệt, từ tháng 10/2008, lãi suất cho vay mới hầu hết được giảm xuống dưới mức 19,5%/năm (tương đương với trần lãi suất theo lãi suất cơ bản mới 13%). Chính vì vậy, theo vị lãnh đạo trên thì việc hạ lãi suất cơ bản của NHNN mang "tín hiệu chính sách" nhiều hơn là tác dụng làm giảm lãi suất thương mại.

Lãi suất hạ là đương nhiên

Hiện tại, theo thống kê sơ bộ của các NHTM thì có đến khoảng 50.000 tỷ đồng vốn khả dụng đang "dư thừa" tạm thời trong hệ thống ngân hàng. Về bản chất thì chính điều này mới là động lực để các NHTM hạ lãi suất huy động, rồi sau đó là tiếp tục hạ lãi suất cho vay. Xu hướng đó bắt đầu từ khoảng tháng 7 năm nay, chứ không phải đợi đến khi có những động thái nới lỏng tiền tệ, dù trực tiếp, dù "linh hoạt" trong những tuần gần đây.

Việc 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc sẽ được trả về và phần lãi tăng thêm 5% của dự trữ bắt buộc chỉ là chất xúc tác giúp xu hướng hạ lãi suất huy động đã diễn ra sẽ tiếp tục và nhanh hơn trong thời gian tới. Điều đó được chứng minh ngay trong ngày hôm qua (21/10), hàng loạt ngân hàng tuyên bố hạ lãi suất huy động và xuất hiện một vài ngân hàng tuyên bố hạ lãi suất cho vay.

Theo một quan chức NHNN, đối với những hợp đồng tín dụng mà ngân hàng đã ký trước ngày 21/10, nếu lãi suất cao hơn mức 19,5%/năm thì việc điều chỉnh lãi suất sẽ do ngân hàng và khách hàng tự thoả thuận. Điều này có nghĩa các quyết định mới về lãi suất của NHNN sẽ không "hồi tố", không bắt buộc ngân hàng phải điều chỉnh lại lãi suất hợp đồng đã ký trước đây với khách hàng.

Bảng so sánh lãi suất huy động VND giữa một số NH tính đến ngày 21/10

http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/images/upload/Ima ge/Thang%2010.2008/2008-10-23_124443.png




(lĩnh lãi cuối kỳ; Đơn vị tính: %)


Theo Đầu Tư Chứng Khoán