PDA

View Full Version : giá chứng khoán xuống thấp kỷ lục ngay phiên đầu tuần


apgvietnam
29-06-2012, 09:37 AM
Giá chứng khoán xuống thấp kỷ lục ngay phiên đầu tuần

- Chỉ số VN-Index của chứng khoán Việt Nam tiếp tục lập đáy mới trong bối cảnh áp lực bán cổ phiếu ra vẫn còn nhiều trong khi chưa có dấu hiệu quay trở lại của các nhà đầu tư lớn.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 16/2, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 2,2 điểm (0,8%) xuống 272,31 điểm. Đây là phiên giảm điểm thứ 5 liên tiếp của chỉ số này.

Trong tổng số 172 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 50 mã tăng giá (7 mã tăng trần), 89 mã giảm giá (17 giảm sàn), 35 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch (BBT của Bông Bạch Tuyết và SCD của Nước giải khát Chương Dương).

Các mã tăng trần bao gồm: BAS, KMR, SFN, SGC, TCM, TNA và TTC.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 16/2 đạt 5,5 triệu đơn vị, trị giá 100,1 tỷ đồng (phiên liền trước là 5,6 triệu đơn vị và 98,9 tỷ đồng).

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới, đa số các cổ phiếu vẫn tiếp tục xu hướng giảm giá. Tuy nhiên, sự tăng điểm của một số mã cổ phiếu có ảnh hưởng lớn tới thị trường như PPC của Nhiệt điện Phả Lại, STB của Sacombank và VPL của Du lịch Thương mại Vinpearl và sự đứng giá của một số mã blue-chips khác đã giúp thị trường quay đầu tăng điểm nhẹ khi kết thúc đợt 1.

Mặc dù vậy, sự ảm đạm bao trùm trên khắp thị trường và khối lượng khớp lệnh trong đợt 1 đứng ở mức thấp là 0,75 triệu đơn vị đã khiến sang đợt 2 và đợt 3 có thêm nhiều cổ phiếu khác giảm điểm. Bên cạnh đó, khá nhiều cổ phiếu chủ chốt khác cũng đã không thể trụ vững ở mức giá tham chiếu.

Theo giới quan sát, trong bối cảnh các nhà tạo lập thị trường như các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư tổ chức trong nước… chưa thực sự quay lại thì thị trường chưa thể hồi phục cho dù đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm qua.

Hiện tại, trên thế giới, các nền kinh tế lớn vẫn đang lún sâu hơn vào suy thoái. Hầu hết các quỹ đầu tư chứng khoán lớn đều rơi vào tình trạng thua lỗ nặng nề và vẫn đang phải co gọn danh mục đầu tư của mình.

Trong nước, các nhà đầu tư tổ chức như các quỹ trong nước, các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp khác… vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Áp lực bán cổ phiếu ra được cho là còn khá lớn. Quyết định mua cổ phiếu vào thời điểm này gần như không được các tổ chức tính đến.

Thống kê cho thấy, hiện tại các nhà đầu tư ngoại mua vào rất ít, tập trung chủ yếu vào một số mã có tính ổn định cao như PPC và VNM. Đây cũng là một trong những mã blue-chips ít ỏi đi ngược lại với thị trường.

Trong phiên giao dịch sáng nay, trong các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường, chỉ có 3 mã tăng điểm là PPC của Nhiệt điện Phả Lại (tăng 300 đồng, lên 17.800 đồng/cp), VNM của Vinamilk (tăng 500 đồng, lên 79.000 đồng/cp), VPL của Vinpearl (tăng 1.300 đồng, lên 40.000 đồng/cp), còn lại đều giảm giá.

Cụ thể, DPM của Đạm Phú Mỹ giảm 900 đồng, xuống 29.700 đồng/cp; FPT của Tập đoàn FPT giảm 1.300 đồng, xuống 45.300 đồng/cp; HAG của Hoàng Anh Gia Lai giảm 500 đồng, xuống 58.000 đồng/cp; ITA của Itaco giảm 500 đồng, xuống 20.400 đồng/cp; PVD của PV Drilling giảm 1.000 đồng, xuống 64.000 đồng/cp; SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm 200 đồng, xuống 26.500 đồng/cp; STB của Sacombank giảm 100 đồng xuống 15.800 đồng/cp; VIC của Vincom giảm 1.500 đồng, xuống 65.000 đồng/cp.

Trong các cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát gần đây, có REE của Cơ điện lạnh REE Corp. tăng 300 đồng, lên 19.100 đồng/cp do hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp này vẫn khá ổn định.

TRI của Tribeco giảm sàn 200 đồng, xuống 4.800 đồng/cp; VTA Công ty Vitaly giảm sàn 200 đồng, xuống 5.000 đồng/cp; VHG của Việt Hàn giảm 100 đồng, xuống 5.100 đồng/cp

BHS của Đường Biên Hoà đứng giá ở mức 12.200 đồng/cp.

Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là SAM của Sacom với 0,37 triệu đơn vị. FPT của Tập đoàn FPT theo sau với 0,36 triệu. ANV của Thuỷ sản Nam Việt đứng ở vị trí thứ 3 với 0,3 triệu. HSG của Tập đoàn Hoa Sen và STB của Sacombank đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,29 và 0,28 triệu đơn vị.

Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi sàn này đi vào hoạt động 8/3/2005.

Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 0,91 điểm (1%) xuống 90,03 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 16/2 đạt 2,8 triệu đơn vị, trị giá 52,4 tỷ đồng, phiên trước là 2,8 triệu đơn vị và 52,2 tỷ đồng.
:khi5n::khi5n:

catphu
29-06-2012, 09:37 AM
Blue-chips nghĩa là gì vậy V88??:khi7b: